PMK is A noBAD Friend

Cuộc sống

Một góc khuất ?!?

Em hỏi tôi sao chọn nghề thợ máy,
Nhớt với dầu nhem nhuốc cả bàn tay?
Mồi hôi anh đổ xuống khắp đêm ngày,
Nhưng hành khách nào ai từng biết mặt?

Tôi đi làm khi mặt trời chưa tắt.
Tôi về nhà lúc vạn vật ngủ say.
Tôi yêu lắm an toàn mỗi chuyến bay.
Tôi thơ thẩn giữa đời vui sân đỗ.

Ai bảo em thợ máy nghề tủi hổ?
Khi không được hoành tráng bằng phi công?
Tôi không cần những hào nhoáng viển vông,
Và không nói những lời yêu có cánh.

Hãy tin anh đằng sau những hiu quạnh
Là tâm hồn chan chứa bóng hình em,
Dù nghề anh có dầu mỡ lấm lem,
Nhưng tình yêu vẫn trắng trong muôn thuở….

nguồn: http://www.vietnamaviation.vn/forum/1471-mot-goc-khuat.html


14 nghề lạ lương cao ở Mỹ

Làm thợ sửa thang máy nguy hiểm nhưng lương thì hậu hĩnh.

Nhắc tới những nghề được trả lương hàng trăm ngàn USD ở Mỹ, người ta thường nghĩ tới bác sỹ, luật sư…, hoặc những nghề có liên quan tới các từ “điều hành”, “kỹ sư”, “dầu lửa”… Nhưng hãng tin CNBC đã chỉ ra 14 nghề ít ai ngờ có thu nhập tới 6 con số ở nước này.

Cần lưu ý thêm rằng, theo số liệu của Cơ quan An sinh xã hội Mỹ, mức lương bình quân ở nước này là 40.000 USD/năm, và chỉ có khoảng 5% dân số Mỹ kiếm trên 100.000 USD/năm.

1. Chuyên gia về ngôn ngữ Afghanistan

Sau vụ khủng bố 11/9, nhu cầu sử dụng chuyên gia ngôn ngữ Afghanistan, gồm tiếng Dari và Pashto, của Mỹ tăng mạnh. Số liệu của trang Indeed.com cho biết, mức lương bình quân của một nhà ngôn ngữ học hoặc phiên dịch viên tiếng Dari là 187.000 USD/năm, còn tiếng Dari là 193.000 USD/năm. Những công việc liên quan tới ngôn ngữ Afghanistan bao gồm phiên dịch trong quân đội, biên dịch tin tức tiếng Afghanistan, liên lạc với báo giới Afghanistan…

2. Huấn luyện viên thể dục tư nhân

Ít ai nghĩ những huấn luyện viên được trả theo giờ này lại có mức lương 6 con số, nhưng số tiền họ nhận được còn phụ thuộc họ làm việc ở đâu và huấn luyện cho ai. Theo trang PayScale, lương bình quân của một huấn luyện viên thể dục tư nhân ở Mỹ là 54.200 USD, nhưng nhóm 10% hưởng lương cao nhất kiếm được từ 100.000 USD trở lên. Đây là những người có bằng cấp và nhiều năm kinh nghiệm. Những thành phố ở Mỹ mà ở đó các huấn luyện viên tư nhân được trả cao là Ann Arbor, nơi mức lương có thể lên tới 70 USD/h, kế đó là New York, Baltimore, Tampa và Boston.

3. Điều phối viên huấn luyện bay

Đây là những người nghiên cứu và phát triển các chương trình đào tạo phi công cho các hãng hàng không thương mại, tư nhân, các trường đào tạo… Salary.com cho biết, lương của các điều phối viên huấn luyện bay trung bình là 118.000 USD/năm, nhưng có thể lên tới hơn 200.000 USD đối với nhóm 10% hưởng lương cao nhất.

4. Chuyên viên phân tích trung tâm dịch vụ khách hàng

Nhiều người nghĩ, nghề làm việc tại các trung tâm dịch vụ khách hàng ở Mỹ là nghề lương thấp, thường được các công ty thuê ngoài. Nhưng có một số vị trí, như giám đốc, chuyên viên phân tích… ở các trung tâm này được hưởng lương 6 con số. Đây là những người chịu trách nhiệm giám sát chất lượng dịch vụ, đào tạo các điện thoại viên…Theo Salary.com, một giám đốc trung tâm dịch vụ khách hàng ở Mỹ có lương bình quân 121.000 USD/năm.

5. Vận hành lò phản ứng nhà máy điện hạt nhân

Đây là một nghề nguy hiểm, và dĩ nhiên xứng đáng hưởng lương cao. Bình quân, một người vận hành lò phản ứng nhà máy điện hạt nhân ở Mỹ được trả lương 86.000 USD/năm, nhưng nhóm 10% được trả cao nhất hưởng mức lương 128.000 USD/năm, theo PayScale.com.

6. Quản lý sòng bạc

Phần lớn các công việc ở các sòng bạc Mỹ có lương 20.000-40.000 USD, nhưng các vị trí quản lý có thể kiếm được trên 100.000 USD/năm. Đây là những người giám sát hoạt động sòng bạc, nhân sự, giải quyết khiếu nại của khách hàng.

7. Báo cáo viên tòa án

Lương bình quân của các báo cáo viên tòa án ở Mỹ là 57.200 USD, nhưng những người có kinh nghiệm và có khả năng đánh máy trên 200 từ/phút có thể kiếm trung bình 105.000 USD/năm, theo PayScale.com. Đây cũng là một nghề “hút hàng” trong thập kỷ tới, với mức nhu cầu được Bộ Lao động Mỹ dự báo sẽ tăng 18%.

8. Thợ sửa thang máy

Thang máy hỏng sẽ rất nguy hiểm, nên thợ sửa thang máy ở Mỹ được trả lương khá hậu. Số liệu của PayScale cho thấy, bình quân, thợ sửa thang máy ở nước này hưởng lương 72.900 USD/năm, nhóm 10% lương cao nhất được trả trên 109.000 USD.

9. Dược sỹ

Tuy lương chưa cao như bác sỹ, nhưng các dược sỹ ở Mỹ cũng được hưởng mức lương bình quân 113.000 USD/năm, theo Salary.com. Đây là nghề được dự báo có triển vọng tốt. Bộ Lao động Mỹ dự báo, nhu cầu dược sỹ ở nước này sẽ tăng 17% trong thập kỷ tới.

10. Chuyên viên thống kê y tế

Theo Indeed.com, nghề này có lương bình quân 50.000-70.000 USD/năm, nhưng nhóm 20% được trả cao nhất hưởng lương từ 100.000 USD trở lên. Đây là nghề thống kê và phân tích số liệu cho các bệnh viện hoặc các công ty dược phẩm, đòi hỏi các kỹ năng toán học tốt, cộng thêm tính sáng tạo. Các vị trí có lương trên 100.000 USD/năm đòi hỏi bằng tiến sỹ và trên 5 năm kinh nghiệm. Nhu cầu nghề này ở Mỹ được dự báo sẽ tăng 13% trong thập kỷ tới.

11. Nhân viên tín dụng nhà đất

Không chỉ các luật sư hay các nhà môi giới bất động sản mới kiếm mức lương 6 con số, mà cả các nhân viên tín dụng ở Mỹ cũng đạt tới mức lương này. Họ là những người chịu trách nhiệm phê chuẩn các khoản vay. Những nhân viên tín dụng nhà đất được trả cao nhất là những người giám sát các khoản vay thế chấp nhà có giá trị lớn, hoặc giám sát hoạt động cho vay trong toàn bộ khu vực nào đó. Bộ Lao động Mỹ dự báo, nhu cầu nghề này sẽ tăng 10% trong thập kỷ tới.

12. Đầu bếp vùng

Đầu bếp vùng chịu trách nhiệm lên kế hoạch và tạo ra thực đơn cho các nhà hàng trong toàn bộ một khu vực, đào tạo đầu bếp cho từng đơn vị, và đàm phán giá cả mua sỉ thực phẩm. Salary.com cho biết, lương bình quân của đầu bếp vùng là 111.000 USD/năm. Nghề này đòi hỏi bằng đại học và 10 năm kinh nghiệm.

13. Y tá

Bên cạnh các bác sỹ, y tá trong một số lĩnh vực cũng là nghề được trả lương cao ở Mỹ. Chẳng hạn, y tá chăm sóc trẻ sơ sinh hưởng lương bình quân 100.000 USD/năm, theo Salary.com. Lương bình quân của y tá gây mê còn lên tới 147.000 USD/năm, nhóm 10% lương cao nhất được trả tới 200.000 USD/năm, theo PayScale.com. Nhu cầu y tá ở Mỹ được dự báo sẽ tăng 22% trong thập kỷ tới.

14. Nghề mua hàng

Phần lớn những người làm nghề mua hàng ở Mỹ có lương 20.000-40.000 USD/năm, nhưng những người hưởng lương cao nhất trong nghề này có thể được trả từ 100.000 USD/năm trở lên. Đây thường là những người có nhiều kinh nghiệm và làm việc cho các hãng bán lẻ lớn hoặc các công ty thời trang. Làm nghề này cũng dễ mất việc, vì chỉ cần một sai lầm về xu hướng cũng có thể khiến công ty thiệt hại nặng.


First Time FilmMaker in VietNam

First Time Filmmakers Việt Nam (Lần đầu làm phim với Discovery) FTFM khám phá những chuyển biến nhanh chóng của quá trình đô thị hóa ở Việt Nam dưới góc nhìn của bốn nhà làm phim trong nước.

Bốn phim tài liệu xuất sắc nhất trong cuộc thi “Lần đầu làm phim với Discovery” (FTFM) sẽ được ra mắt vào tháng 5 tới, mang lại những góc nhìn mới lạ giới thiệu về một đất nước đang chuyển mình nhanh chóng từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp thành một nước có nền kinh tế đang nổi lên trong khu vực Châu Á. Bốn phim tài liệu dài 30 phút/phim sẽ dệt lên bức tranh phong phú về một miền đất giàu truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc, cùng với những đổi thay nhanh chóng của xã hội Việt Nam trong giai đoạn hội nhập. Dự án được tài trợ bởi Ford Foundation.

Khi nhắc tới những bộ phim này, Vikram Channa, Phó Chủ tịch, phụ trách sản xuất và phát triển của Discovery Networks khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chia sẻ: “Mỗi bộ phim tài liệu đã thể hiện những ý tưởng độc đáo và những câu chuyện thú vị về sự chuyển biến của Việt Nam thời kì đô thị hóa dưới góc nhìn của chính người Việt Nam. Chúng tôi rất vui khi đã giúp các bạn giới thiệu những câu chuyện hấp dẫn và sâu sắc này đến với khán giả để từ đó mở cánh cửa của Việt Nam ra thế giới”.

Công chiếu 4 phim xuất sắc trong “Lần đầu làm phim với Discovery”, Tin tức trong ngày, Một cảnh trong phim “Câu chuyện cải táng” của đạo diễn Đào Thanh Tùng

FTFM Việt Nam khám phá những thay đổi nhanh chóng của đất nước trong thời kỳ đô thị hóa dưới góc nhìn của các nhà làm phim Việt Nam. Câu chuyện thứ nhất có nội dung kể về nỗ lực của một nhóm “những chiến binh chống tắc đường” ở Hà Nội. Câu chuyện thứ hai kể về một người chiếu phim dạo với lối kể chuyện lôi cuốn cùng với những công cụ thô sơ nhất ông đã dùng nhằm kích thích trí tưởng tượng của người xem. Câu chuyện tiếp theo là bức tranh đô thị Hà Nội với những đổi thay diễn ra khi thành phố chuẩn bị kỉ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Câu chuyện cuối cùng đề cập tới một nghi lễ “cải táng” – một nghi lễ truyền thống của Việt Nam đang có nguy cơ biến mất. FTFM Vietnam sẽ được chính thức phát sóng lúc 20h thứ Năm hàng tuần (giờ Việt Nam) bắt đầu từ tháng 5. Phát lại vào các ngày thứ Sáu lúc 7h và 13h.

Chương trình FTFM nổi tiếng của kênh Discovery được phát động tại Việt Nam lần đầu tiên vào tháng 8 năm 2009. Bốn nhà làm phim và bốn dự án của họ đã được lựa chọn dựa trên những tiêu chí khắt khe về tính độc đáo, chất lượng, ý tưởng và sự sáng tạo liên quan tới chủ đề có nội dung về những thay đổi trong thời kỳ đô thị hóa tại Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Chương trình này cũng thể hiện những cam kết của Discovery trong việc hỗ trợ các nhà làm phim Việt Nam giới thiệu “những đứa con tinh thần” của họ đến với khán giả quốc tế.

Bốn phim tài liệu đoạt giải sẽ được phát sóng trong tháng 5/2011

1. Jam busters (Tạm dịch: Những chiến binh chống tắc đường)

Filmmaker: Phan Duy Linh

Link Download: Vietsub – password: shoptinhoc.com

Vietnam’s capital Hanoi, once that quaint city of wide boulevards and bicycles, has in a few short years transformed into a bustling economic engine. Its streets today are jam-packed with scooters, cars and trucks; each contributing to the motorist free-for-all Hanoi has gained infamy for. But some locals are looking to make a change. Tuyen reports for the popular Traffic Channel, educating listeners about traffic rules and encouraging them to report traffic jams live. Since the ‘Voice of Vietnam’ launched the channel 23 years ago, it has become the second most listened to channel in Hanoi. Another local, Dzung, is passionate about redesigning the traffic infrastructure to break the gridlock and create a cleaner and safer environment. And Ha Anh is the leader of a group of university student volunteers who are tired of being knocked off their motorbikes or being late for class. These “Jam Busters” form human chains in the middle of peak traffic to persuade Hanoi motorists to obey road rules.

Premieres on Thursday, May 5 at 2100 hrs (9:00 pm SIN/HK). Encores on Friday, May 6 at 0000 hrs (midnight), 0800 hrs (8:00 am) and 1400 hrs (2:00 pm).

2. Mr Long’s travelling cinema (Tạm dịch: Rạp chiếu phim di động của ông Long)

Filmmaker: Hoang Manh Cuong

Link Download:

For the last 50 years, Mr Long has entertained people on the streets of Hanoi with his own home-made style of storytelling – relying mainly on good old-fashioned ingenuity and some low-tech gadgetry to provide a multi-sensory experience for his audience. Mr Long projects paper cut-out images, then diffuses various aromas, simulates wind and rain with fans and water bottles, even producing sound effects with tin cans and string. But on the occasion of Hanoi’s millennial celebrations, Mr Long wants to tell a story that will reach multiple audiences – using computer animation. The programme reveals the remarkable life story of Hanoi’s charismatic raconteur.

Premieres on Thursday, May 12 at 2100 hrs (9:00 pm SIN/HK). Encores on Friday, May 13 at 0000 hrs (midnight), 0800 hrs (8:00 am) and 1400 hrs (2:00 pm).


3. City of a thousand years (Tạm dịch: Thành phố Một Nghìn Năm)

Filmmaker: Nguyen Manh Ha

Link Download:

Hanoi is evolving into a modern-day metropolis and its people are witness to changes taking place all over the city. Architect Quang Van Nguyen has spent the last four years on a mission to develop an ambitious housing plan he calls the “Utopia Project.” His vision is to build a self-sustainable city fuelled by renewable technology. In time, he hopes to pitch it to city planners with the power to decide the future of Hanoi’s changing landscape. A living example of such a change can be found in the East Gate, the last standing gate of ancient Hanoi. For 40 years, Madam Nhan has lived in a tiny opening in its wall. She will soon have to move as authorities begin restoration work on the gate in anticipation of the Hanoi Millennium. Meanwhile, contemporary artist Dao Anh Khanh prepares to stage

a performance that will be his personal tribute to the city. He calls it the ‘Bridge of Sound’ – a large bamboo stage that acts as a physical metaphor for the old and the new. It is his artistic salute to Hanoi, a city frothing at the brim of modernity.

Premieres on Thursday, May 19 at 2100 hrs (9:00 pm SIN/HK). Encores on Friday, May 20 at 0000 hrs (midnight), 0800 hrs (8:00 am) and 1400 hrs (2:00 pm).

4. Phim: Digging up the death (Tạm dịch: Câu chuyện cải táng)

Filmmaker: Dao Thanh Tung

Link Download:

For the Vietnamese, modernization is not only affecting them in life but also in death. Traditionally, people are not just buried once but twice. By digging up the bones of the dead, the Vietnamese believe their loved ones will reach the next world. Three years after her father-in-law’s first burial, Mrs Mai and her family carefully plan his re-burial ceremony in Hanoi’s biggest cemetery: Van Dien. Millions of Vietnamese have been buried here over the past 50 years. It is an emotional time for Mrs Mai as she revisits the pain and loss of death. However, she is committed to fulfilling the deceased’s wishes. Similarly, the men and women who dig the graves take their responsibility to the dead very seriously. But change is afoot as Van Dien Cemetery is set to be closed. Now, grave diggers such as Mr Luong must come to terms with their future as more and more break tradition and instead turn to cremation.

Premieres on Thursday, May 26 at 2100 hrs (9:00 pm SIN/HK). Encores on Friday, May 27 at 0000 hrs (midnight), 0800 hrs (8:00 am) and 1400 hrs (2:00 pm).