PMK is A noBAD Friend

Posts tagged “thi

Thí nghiệm vật lý vui

Nước biến sắc

Trong một cốc nước chứa đầy nước, cho vào hai thìa canh sữa bò hoặc nước cơm, khuấy đều. Dùng dây nhỏ quấn chắc một chiếc gương phẳng, rồi treo ngâm vào cốc. Dùng đèn pin vừa lắp pin mới chiếu vào chiếc gương phẳng, quan sát thấy ánh sáng phản xạ lại từ chiếc gương phẳng có mang màu.
Nếu không ngừng thay đổi độ sâu ngâm chiếc gương vào trong nước thì màu sắc của ánh sáng phản xạ cũng không ngừng biến đổi- khi chiếu gương từ chỗ nông xuống sâu dần dần thì màu ánh sáng phản xạ cũng thay đổi như nhau: trắng –vàng – đỏ – đỏ sẫm( đỏ đen).

Ánh sáng trắng là tổng hợp của 7 loại ánh sáng màu và có độ dài sóng khác nhau(đỏ, cam , vàng, lục, lam, tràm, tím) hợp thành. Trong những ánh sáng màu tím, lam… có bước sóng khá ngắn, khả năng xuyên thấu kém, khi qua lớp chất lỏng thì bị những phân tử nước và những hạt nhỏ huyền phù làm tán xạ, nên không có cách gì xuyên qua lớp nước; còn ánh sáng vàng, cam, đỏ có bước sóng tưng đối dài, theo thứ tự đó càng về sau bước sóng càng dài hơn bước sóng của ánh sáng đứng trước nó, khả năng xuyên thấu cũng theo thứ tự mà tăng lên. Do đó có hiện tượng nêu trên.

Nhìn hoa cả mắt

Khi chúng ta đến cửa hàng thương nghiệp chọn thương phẩm, thường nói: “ Thật hoa cả mắt!”
Vì sao lại hoa cả mắt? ở đây nhất địng có nguyên lý khoa học nhất định của nó.Trước tiên chúng ta hãy làm một thí nghiêm đơn giản sau đây:

Lấy một vật màu đỏ đặt dưới nắng, chăm chú nhìn không chuyển mắt trong vòng hai phút, sau đó đột nhiên ngẩng đầu lên, đưa mắt chuyển lên nhìn trần nhà màu trắng. Khi đó sẽ thấy trần nhà có màu xanh bồng bềnh, hình dangs của nó cũng giống vật thể màu đỏ, và sắc màu hết sức tươi. Màu sắc này có thể tồn tại mấy giây; nếu mất đi, chỉ cần bạn chớp mắt một cái thì nó xuất hiện trở lại.

Hiện tượng này chúng ta gọi là “hoa mắt”! vì sao vậy?

Do trên võng mạc của mắt người có một số tế bào thần kinh thị giác chuyên phụ trách cảm nhận màu sắc, đó là tế bào hình chóp. Cũng được chia làm loại: một loại chuyên hấp thu ánh sáng đỏ , một loại chuyên hấp thu ánh sáng lam và một loại chuyên hấp thu ánh sáng màu lục(xanh lá cây).Khi ba màu đỏ, lam, lục theo những tỉ lệ nhất định đồng thời được tế bào hình chóp hấp thu thì đại não cảm biết đó là màu trắng; nếu ba màu đỏ, lục ,lam theo tỉ lệ khácđến mắt thì sẽ cho các màu sắc khác.

Ở máy vô tuyến truyền hình màu, màu sắc trên các màn hình là do các màu đỏ, lam ,lục tổng hợp mà thành. Bạn có thể dùng một chiếc kính phóng đại quan sát màn hình của máy truyền hình màu sẽ thấy được điều đó.

Khi bạn chăm chú nhìn một vật thể màu đỏ trong một thời gian dài thì những tế bào thần kinh hấp thu ánh sáng đỏ trở lên rất mỏi mệt, phn ứng với ánh sáng đỏ yếu đi.

Khi đó, bạm chuyển mắt nhìn màu trắng thì ánh sáng màu trắng có thể cLò mặt trời kiểu nhỏ

Lấy kính phản quang trong đèn pin, đặt dưới nắng trời là có được một mặt trời kiểu nhỏ – Đừng xem thường nó nhỏ, có thể dùng để đốt cháy một que diêm đấy! Chỉ cần đặt kính phản quang đối chuẩn với mặt trời, và đặt que diêm vào đúng tiêu điiểm của kính phản quang thì chỉ lát sau, “bùng” một tiếng, que diêm bật cháy!

Nếu ánh sáng quá yếu, không dễ làm bùng cháy thì tốt nhất đặt đầu thuốc của que diêm (đầu đen) vào tiêu điỉem của kính phản quang.

Gương lõm có thể hội tụ những tia sáng phản xạ song song nhau ở trên tiêu điểm của nó, làm cho nhiệt độ ở đầu diêm đặt ở chỗ tiêu điiểm tăng tới trên nhiệt độ cháy của diêm và diêm đã cháy bùng lên.

Những vòng hào quang

Đứng cách chiếc gương lớn lắp ở cánh tủ quần áo khoảng 1 mét, dùng khăn quàng bằng ni lông trùm lấy đầu mình, rồi giơ đèn pin cao ngang đầu rọi sáng vào chiếc gương.Khi nhìn thấy những tia phản xạ lại từ chiếc gương( bạn phải không di dịch, nếu không sẽ ảnh hưởng tới hiệu qủa), sẽ phát hiện thấy điều kỳ lạ: Quanh đầu bạn là những vòng hào quang rất đẹp.

Ánh sáng không chỉ có thể phản xạ, mà khi gặp những vật cản rất nhỏ (ở thực nghiệm này là những sợi của khăn ni -lông) thì phát sinh nhiễu xạ. Với ánh sáng có màu sắc( bước sóng khác nhau thì khi phát sinh nhiễu xạ, mức độ uốn gãy của chúng cũng khác nhau, nên hình thành những vòng sắc màu rực rỡ- những vòng hào quang đẹp vô vàn!

Đồng xu dâng cao

Chuẩn bị một chiếc cốc không cho vào trong cốc một đồng xu kim loại. Di chuyển chiếc cốc ra cho tới khi mắt bạn vừa không nhìn thấy đồng xu ở trong chiếc cốc. Giữ nguyên vi trí đầu bạn và chiếc cốc, từ từ đổ nước vào cốc thì bỗng bạn lại có thể nhìn thấy đồng xu!

Thực nghiệm này cũng giống như bạn cắm một đôi đũa vào trong nước sẽ nhìn thấy đoạn chiếc đũa trong nước như bị gẫy khúc so với đoạn ngoài không khí. Đó là do ánh sáng từ trong môi trường một nước tiến vào trong môi trường hai (không khí) khác nhau về tính chất, thì phát sinh khúc xạ. ánh sáng khúc xạ chiếu vào mắt thì chúng ta có cảm giác là đồng xu trong cốc từ vị trí ở đáy cốc dâng cao nên một chút , làm ta có thể nhìn thấy đồng xu đó.

Các ngôi sao biết “chớp mắt”?

Vào một đêm trăng, sao mọc đầy trời. Vì sao những ngôi sao phần lớn khi tỏ khi mờ?

Muốn làm rõ vấn đề này, trước tiên chúng ta hãy làm một thực nghiệm:

Lấy chiếc đèn pin, dán giấy đen lên cả vòng thuỷ tinh trước bóng đèn pin, ở giữa giấy đen dó dể lưu một lỗ nhỏ bằng hạt đậu, rồi cố định đèn pin trên bàn, sao cho ánh sáng đèn pin có thể rọi xiên vào bức tường trắng. Ghi lấy điểm mà ánh sáng đèn pin rọi sáng vào bức tường.

Sau đó, đặt một miếng thuỷ tinh đứng thẳng trên bàn và song song với bức tường, cho ánh sáng rọi qua miếng thuỷ tinh đó rồi mới chiếu lên bức tường, ghi lại dấu với ánh sáng đèn pin rọi vào bức tường

So sánh hai điểm đánh dấu trên bức tường, thấy chúng không trùng lặp với nhau. Điều này chứng tỏ ánh sáng sau khi đi qua miếng thuỷ tinh đã “bẻ lệch” đi một chút.

Nếu chúng ta xếp chồng nhiều miếng thuỷ tinh (kính) làm một như thực nghiệm triình bày ở trên thì sẽ thấy ánh sáng đi qua cáng nhiều miéng thuỷ tinhtrước khi chiếu lên tuờng thì mức độ bị “bẻ lệch” càng lớn.

Do ánh sáng tuyền qua hai chất (ở đây không khí và thuỷ tinh) khác nhau thì phát sinh hiện tượng khúc xạ, nói nôm na là bị “bẻ lệch”. ánh sáng xuyên qua từng miếng thuỷ tinh thì cũng lần lượt bị “bẻ lệch”, tức là lần lượt bị khúc xạ, nên bị bẻ lêch càng lớn. Các nhà khoa học phát hiện thấy ánh sáng đi qua cùng một chất mà có nồng độ khác nhau thì cũng bị khúc xạ.

Hiểu được hiện tuợng khúc xạ, chúng ta giải thích tại sao các ngôi sao lại “ chớp mắt” rất dễ dàng mà thôi.

Chúng ta có thể nhìn thấy 6500 ngôi sao trên trời, ngoài ra còn có hằng tinh phát sáng như mặt trời vậy. Các hằng tinh này cách chúng ta rất xa, quãng 3,4 năm ánh sáng, tức là khoảng 4 vạn triệu ki lô mét, đó là những hằng tinh gần nhất. Do xa như vậy nên chúng ta chỉ nhìn thấy những ngôi sao bé tí xíu như một điểm nhỏ thôi. ánh sáng của nó cũng là le lói, rất nhỏ, rất nhỏ. Sau khi xuyên qua các lớp không khí dày hàng trăm nghìn kilômét. Mà không khí trong không gian chuyển động từng giây, từng phút, các tầng không khí cũng khác nhau về nhiệt độ, mật độ. ánh của các ngôi sao sẽ hết lần này tới lần khác bị khúc xạ, lúc thì hội tụ, lúc thì phân tán. Chúng ta nhìn thì cảm thấy ngôi sao có lúc sáng, có lúc mờ tối, tựa như chúng chớp mắt vậy.

Các ngôi sao có chớp mắt không ? Có, đó là hành tinh- chúng tự bản thân không phát sáng, mà dựa vào phản xạ ánh sáng mặt trời mà phát sáng. Tuy thể tích của chúng nhỏ, nhưng so với các hằng tinh thì chúng gần trái đất hơn rất nhiều. Do đó ánh sáng của chúng chiếu tới trái đất không phải là một tia nhỏ mà là rất nhiều tia. Tuy nhiên, những tia sáng đó xuyên qua những lớp không biến ảo cũng phát sinh khúc xạ, nhưng ở một thời khắc nào đó, một số tia sáng không chiếu tới mắt chúng ta, ngoài ra một số tia sáng lại chiếu vào mắt chúng ta. Các chùm tia sáng cứ tương hỗ bổ sung cho nhau, chúng ta sẽ không nhận ra sự biến hoá sáng tối của các hành tinh, và thấy chúng không biết “chớp mắt”.

Bí mật của máy ảnh chàng ngốc:

Khi dùng máy ảnh phổ thông để chụp thì cần điều chỉnh cự ly giữa thấu kính và phim chụp. Nếu quên điều chỉnh cự ly , vòng sáng… thì tấm ảnh chụp sẽ rất mờ, không rõ. Mà sao máy ảnh của chàng gốc khi chụp thì chẳng cần di động thấu kính về sau hay về trước, chỉ cần chọn cảnh, và bấm cò( mở cửa máy) là có tấm ảnh rất rõ nét. Nguyên nhân vì đâu thế nhỉ?

Kỳ thực ở đây chẳng có gì đáng gọi  là bí mật cả. Qua quan sát thực nghiệm một chút như dưới đây sẽ rõ cả.

Chúng ta đều biết, máy chụp ảnh là áp dụng thấu kính lồi để thu thành nh. Trong một gian phòng ánh sáng tưng đối tối, đạt thấu kính lồi đặt chắn ngang ánh sáng chiếu vào phòng, và đặt một tờ giấy trắng di động,để tìm một điểm ánh sáng hiện lên là rõ nhất. Điểm sáng đó chính là tiêu điểm của thấu kính. Nếu thấu kính là 100 độ thì tiêu điểm lùi về sau 1 mét( 1 mét được gọi là tiêu cự của thấu kính 100 độ). Ghi lấy vị trí của tiêu điểm, rồi từ vị trí đó lùi tờ giấy về phía sau, sẽ thấy một ảnh ngược rõ nét hiện lên tờ giấy trắng. Đó chính là nguyên lý của việc chụp ảnh, mà tờ giấy trắng ở đây là tương đương với tấm phim chụp nầm trong máy chụp ảnh .

Cố định tờ giấy trắng ở vị trí vừa tìm được( vị trí hiện ảnh ngược rõ nét), tìm hai mục tiêu khác nhau ở phía ngoài cửa sổ, một gần một chút, một xa một chút. Bạn sẽ thấy cần phải di động thấu kính thì ảnh của vật mới hiện rõ nét trên tờ giấy trắng. Đó là lý do tại sao cần phải điều chỉnh vị trí của thấu kính khi chụp ảnh vật thể ở những cự ly khác nhau.

Khi điều chỉnh cự ly giữa thấu kính và tờ giấy trắng, bạn rút ra được quy luật: Vật càng xa thì ảnh của nó càng sát gần tiêu điểm; và như vậy khi vật thể từ xa di động tới gần thì ảnh của nó sẽ từ tiêu điểm di động về phía sau.

Thao tác một cách tỉ mỉ, chuẩn xác sẽ thấy: Khi cảnh vật ở cách tiêu điểm của thấu kính gấp hai lần tiêu cự trở lên thì vị trí ảnh của nó sẽ giới hạn trong khoảng giữa tiêu điểm và hai lần tiêu cự. Cho nên khi chụp ảnh, cảnh vật cần ở xa ngoài hai lần cách tiêu điểm của thấu kính, vị trí của ảnh cũng giới hạn trong phạm vi dài bằng một tiêu cự phía sau tiêu điểm.

Nếu bạn có điều kiện thay thấu kính, tức là thay bằng thấu kính có tiêu cự nhỏ hơn để lặp lại thí nghiệm trên, thì bạn thấy: để ảnh hình thành trên tờ giấy trắng đối với cảnh vật có các khoảng khác nhau thì cự ly di dộng của thấu kính sẽ giảm. Tiêu cự của thấu kính càng gắn thì khi chụp ảnh, việc điề chỉnh lại càng dễ dàng hơn.

Vậy một người không biết dùng máy ảnh, có thể không cần điều chỉnh tiêu điểm không?

“Bí mật” đáng nói nhất ở máy ảnh này là tiêu cự của máy ảnh tương đối nhỏ, nói khác đi là thấu kính lồi, cự ly, giữa hai tiêu điểm và hai lần tiêu cự là rất nhỏ. Như vậy vật thể ở cách thấu kính một khoảng nhất định là không cần phải chỉnh, đều có thể hiện ảnh rõ ràng.

Đương nhiên, đó chỉ là một nguyên lý cơ bản, máy ảnh chàng  ngốc còn những điểm độc đáo thiết kế trên thấu kính nữa. Dùng máy ảnh của chàng gốc thường là không chụp ra những bức ảnh có chất lượng cao, nhất là khi chụp những cảnh vật quá xa, hay quá gần lại không chụp được! Khi đem những tác phẩm chàng ngốc chụp được đem phóng to lên thì khuyết điểm này bộc lộ rất rõ. Cho nên những nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp không dùng máy ảnh của chàng ngốc ( tức máy  ảnh du lịch đang bày bán nhiều ở các của hàng  ảnh).

Khuôn mặt chỉ có một mắt

Bạn đứng trước gương đặt cuốn sách ngay trước mũi để phân cách mắt phải và mắt trái. Mắt nhìn thẳng vào gương, không lâu sau, bạn sẽ thấy trong gương một khuôn mặt thật kỳ lạ: mặt chỉ có một mắt! Trên mắt chỉ có một mắt mà mắt đó lại ở giữa mặt!

Do hai mắt của người tiếp thu hình ảnh của hai vật. Nhưng tới đại não thì hình ảnh đó lại xếp chồng lên nhau. Trong thí nghiệm vùng nhìn của hai mắt trái, phải là chia riêng ra, ta nhìn của hai mắt song song nhau, mắt phải chỉ nhìn thấy ảnh của mắt trái, mắt trái chỉ nhìn thấy ảnh của mắt phải, và rồi khi chồng xếp lại lên nhau thì cảm giác khuân mặt chỉ có một mắt.

Điểm mù của mắt

Dùng tay che mắt trái dùng mắt phải để nhìn con hươu trong tranh. Không ngừng thay đổi cự ly giữa mắt phải và con hươu, thì ở chỗ cách xa con hươu 20m, bạn sẽ không nhìn thấy điểm đen trên bức tranh. Nếu đứng ở chố xa hơn hoặc gần hơn thì điểm đen lại xuất hiện.

Mắt có thể nhìn thấy vật hoàn toàn nhờ vào thần kinh thị giác của võng mạc. Nhưng ở nơi tập trung thần kinh thị giác thì lại không nhìn thấy đồ vật. Đó là diểm mù. Khi bạn chú ý nhìn con hươu, ở một cự ly nhất định nào đó thì  ảnh của điểm đen vừa hay rơi vào trên điểm mù, cho nên bạn cảm thấy điểm đen không tồn tại trên bức tranh.

Dùng kim để chỉ que diêm

Đặt cuốn sách dày đứng thẳng lên ở một góc bàn và găm thẳng đứng vào cuốn sách một que diêm. Sau đó, tay cầm một chiếc kim khâu to, duỗi thẳng cánh tay, theo chiều của que diêm mà đâm chỉ vào đầu que diêm(hình vẽ)

Sau nhiều lần thao tác, chắc bạn sẽ thấy dùng kim chỉ vào que diêm đứng thẳng dễ chỉ trúng hơn, còn que diêm thì khó chỉ trúng hơn.

Di chuyển cuốn sách dày sao cho que diêm nằm ngang ở hướng ngang tầm mắt thì càng khó dùng kim để trúng đầu que diêm. Nhắm một mắt để thực hiện động tác trên thì tính chuẩn xác đạt được lại càng kém hơn ( nghĩa là càng khó trúng đầu que diêm )

Cảm nhận lập thể với vật thể là do sự khác biệt về thị giác của hai mắt tạo nên. Mắt người nằm ngang nhau, trên một đường thẳng, sự cảm nhận thị giác với que diêm đứng thẳng có sai biệt lớn ở hai mắt nên cảm nhận lập thể là mạnh, dễ phán đoán ra vị trí của que diêm, tất nhiên dễ chỉ trúng đầu diêm đứng thẳng.

Đối với que diêm nằm ngang, sự khác biệt chỉ giống cảm nhận được là nhỏ, cảm nhận lập thể với que diêm là yếu, nếu khó khăn phán đoán sự xa, gần của vị trí que diêm, do vậy không dễ chỉ chúng. Nhắm một mắt thì sự khác biệt thị giác của hai mắt không cò nữa, cho nên càng khó chỉ trúng đầu que diêm.

Kính có khoan lỗ nhỏ

Lấy hai lắp hộp nhựa mềm, có đường kính 30-40 milimét, dùng đầu kim nhọn hơ nóng đỏ để đục một lỗ nhỏ (đường kính khoảng 1 milimét) ở giữa một chiếc nắp. Sau đó ở hai bên của mỗi nắp, khoan hai lỗ nhỏ để luồn dây, làm thành một cặp kính đeo (h.v)

Đeo cặp kính đó lên mắt, bạn sẽ nhìn rõ mọi thứ xung quanh. Kỳ lạ với cặp kính đó thì người cận thị, viẽn thị nặng đến bao nhiêu thì cũng đuề có thể nhìn thấy mọi vật rất rõ.

Đây là vận dụng nguyên lỳ tạo ánh qua lỗ nhỏ. Khi ánh sáng xuyên qua lỗ nhỏ, cho dù vật hứng sáng ở gần hay xa, thì nh của nó vẫn rõ. Võng mạc mắt ngưòi cũng tựa như màn hứng sáng. Với người mắt bị cận thị thì ánh thường  ảnh rơi vào trước, màn hứng sáng (võng mạc), còn với người bị viễn thị thì ảnh rơi ra sau màn hứng sáng. ảnh không rơi vào màn hứng sáng thì nhìn không rõ. Khi mắt kính có đục lỗ nhỏ thì dù cận thị hay viễn thị, ảnh đều có thể hình thành trên võng mạc, cho nên nhìn được rõ.

Trông màu sắc mà biết sự vật

Lấy tờ giấy bóng kính màu đỏ che mắt nhìn ra phía ngoài. Ôi! Cả thế giới đều nhuôm màu đỏ! Trái đát rực lên màu đỏ ánh sẳc trời chiếu rọi. Còn lá cây xanh trong ánh sáng lại trở thành màu đen.

Nếu thay bằng giấy bóng kính có màu xanh lá cây (lục) đẻ che mắt  thì thế giới có sự biến đổi như sau: Vật nào có màu xanh lá cây thì giảm một chút màu sắc, hiện lên rất sáng; còn đoá hoa màu đỏ hiện nên thành màu đen, gần như mất đi bối cảnh u ám!

Chọn hai bút chì màu: một chiếc màu đỏ và một chiếc màu xanh da trời( chon sao cho màu sắc trùng khớp với màu của giấy bóng kính đỏ và xanh da trời), viết nhẹ lên giấy hai hàng chữ: “ Tôi là một học sinh giỏi” (dùng bút chì đỏ mà viết) và tôi là một học sinh dốt ( dùng bút chì màu xanh mà viết).

Khi bạn nhìn qua giấy bóng kính màu xanh da trời, chữ viết trên giấy trở thành một hàng chữ “Tôi là một học sinh giỏi”;còn khi nhìn qua giấy bóng kính màu đỏ thì chỉ nhìn thấy chữ màu đen: “ Tôi là học sinh dốt”.

Thực nghiệm này có thành công hay không, yếu tố quan trọng là màu sắc của giấy bóng kính phải đậm( một tờ chưa đủ đậm thì xếp chồng lên nhau mấy tờ cùng màu), và nét chữ phi viết nhạt, rộng một chút. Giấy bóng kính màu là một cái rây(sàng ) ánh sáng ( giấy bóng kính màu đỏ chỉ cho ánh sáng màu đỏ đi qua, giấy bóng kính xanh chỉ cho ánh sáng xanh đi qua); ta gọi đó là tấm lọc sắc màu, có công dụng rất lớn. Khi chúng ta nhìn tờ giấy trắng đi qua giấy bóng kính màu xanh lá cây thì giấy có màu xanh lá cây, cho nên với nét bút chì màu xanh lá cây ta sẽ không nhìn rõ. Mà ánh sáng phản xạ từ những chữ màu đỏ thì xuyên không qua, do đó hiện ra màu đen trong mắt ta.

Tấm lọc sắc màu rất có ích trong nhiếp ảnh. Khi bạn đứng trên toà thành cổ, muốn chọn mây trắng làm bố cảnh cho một tấm ảnh chụp( chụp đen- trắng) thì kết quả thường thất vọng do nhân vật, bối cảnh trên tấm ảnh chụp được là bầu trời xám xịt, mây trắng ẩn đi đâu?

Những người có kinh nghiêm sẽ khuyên bạn hãy lắp thêm tấm kính lọc màu vàng ở trên thấu kính (ống kính) của máy  ảnh. Làm như, vậy bạn sẽ chụp được tấm  ảnh có mây trắng thật đẹp.

Do bầu trời và mây trắng có nhiều đều có màu rất sáng, ánh sáng chiếu tới làm cho phim ảnh bị  lộ sáng quá, cho nên không thể phân biệt nổi. Tấm lọc màu vàng có thể làm yếu đi ánh sáng xanh (lam) của bầu trời, làm cho bầu trời có màu xanh nhạt, mây trắng sẽ hiện ra.

Sắc màu thường thường bộc lộ bãn lĩnh bên trong của sự vật. Ngọn lửa cháy càng sáng chứng tỏ nhiệt độ nó càng cao. Nước biển càng xanh chứng tỏ hải vực càng sâu. Lá càng xanh chứng tỏ sinh trưởng càng tốt. Vệ tinh nhân tạo có nhiệm vụ chủ yếu là quan sát diện mạo, màu sắc của trái đất, nhờ đó nó có thể báo trước cho những người trên trái đất biết về tình hình sâu hại mùa màng- điều mà trên trái đất có dùng kính phóng đại cũng khó tìm ra bóng dáng sâu hại.

Nguyên nhân là vệ tinh nhân tạo có thể phát hiện sựu thay đổi màu sắc của mùa màng, và phân tích sự đổi màu đó, chúng ta có thể phán đoán phát sinh sâu bệnh hại.

Cách hay để đo số độ của kính cận thị

Lấy một tấm bìa màu trắng để vẽ nên hình cặp mắt kính có kích thước gấp đôi mắt kính thực tế của người cận thị ( chỉ về độ dài, rộng). Đặt mặt kính song song và ở phía trên tấm bìa đó, dưới là tia nắng chiếu thẳng vào. điều chỉnh cự ly giữa mặt kính và tấm bìa sao cho bóng của mặt kính chồng khít lên mặt vẽ trên tấm bìa, và dùng thước đo cự ly giữa mặt kính và tấm bìa. cự ly đó chính là tiêu cự ảo f (đơn vị là mét) của mặt kính. Thay giá trị của f vào công thức:

D =100 / f

Như thế có thể tính ra số độ của mắt kính người cận thị theo nguyên lý đồng dạng của hình học, có thể suy ra cự ly giữa mặt kính và tấm bìa chính là tiêu cự của mặt kính


Hệ thống công thức Lý 12 – Giải nhanh các câu trắc nghiệm

PHẦN ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

cong thuc ly

Hiện nay, khi mà hình thức thi trắc nghiệm được áp dụng trong các kì thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, cao đẳng thì yêu cầu về phương pháp giải nhanh và tối ưu các câu hỏi trắc nghiệm, đặc biệt là các câu hỏi trắc nghiệm định lượng là rất cấp thiết để các em có thể đạt kết quả cao trong các kì thi đó.

Để giúp các em học sinh nắm được một cách có hệ thống các công thức trong chương trình Vật Lý 12 Cơ bản từ đó suy ra một số công thức, kiến thức khác dùng để giải nhanh các bài tập trắc nghiệm định lượng, tôi tập hợp ra đây các công thức có trong sách giáo theo từng phần, kèm theo đó là một số công thức, kiến thức rút ra được khi giải một số bài tập khó, hay và điển hình. Hy vọng rằng tập tài liệu này giúp ích được một chút gì đó cho các quí đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy và các em học sinh trong quá trình kiểm tra, thi cử.

 II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

 1) Đối tượng sử dụng đề tài:

Học sinh học lớp 12 ôn thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh đại học, cao đẳng.

2) Phạm vi áp dụng:

Toàn bộ chương trình Vật Lý 12 – Ban Cơ bản.

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Xác định đối tượng học sinh áp dụng đề tài.

Tập hợp các công thức trong sách giáo khoa một cách có hệ thống theo từng phần.

Đưa ra một số công thức, kiến chưa ghi trong sách giáo khoa nhưng được suy ra khi giải một số bài tập điển hình.

Kiểm tra sự tiếp thu của học sinh bằng các đề ôn luyện.

Đánh giá, đưa ra sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

 NỘI DUNG

giai nhanh trac nghiem

KẾT LUẬN

Thực tế giảng dạy và kết quả các kì thi trong năm học 2008 – 2009 của trường THPT Bùi Thị Xuân, Phan Thiết, Bình Thuận, nơi tôi đang công tác cho thấy việc các em học sinh sử dụng hệ thống kiến thức trên đây để giải các câu hỏi trắc nghiệm định lượng trong các đề thi tốt nghiệp và tuyển sinh môn Vật Lý cho kết quả rất tốt.

Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận học sinh cho rằng rất khó học thuộc hết các công thức trên. Để giải quyết vấn đề này tôi đã đưa ra cho học sinh của tôi một giải pháp là không cần học thuộc lòng các công thức này mà hãy tự giải nhiều đề ôn luyện. Trong quá trình giải nếu liên quan đến kiến thức nào thì cứ mở tài liệu ra xem phần đó, sau một thời gian sẽ tự khắc nhớ hết mà không cần sử dụng tài liệu nữa.

Do thời gian còn eo hẹp nên tài liệu trình bày chưa thật hoàn chỉnh, còn thiếu các ví dụ minh họa và chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những nhận xét, góp ý của các quí đồng nghiệp để xây dựng được một tập tài liệu hoàn hảo hơn.

Xin chân thành cảm ơn.

Link download: http://thuvienvatly.com/home/component/option,com_remository/Itemid,215/func,fileinfo/id,7629/

Dương Văn Đổng

Trường THPT Bùi Thị Xuân, Phan Thiết, Bình Thuận


Thí nghiệm nhà bếp mô phỏng các lỗ trắng

Những cỗ máy va chạm tốn kém không phải là phương thức duy nhất để khảo sát nền vật lí mới. Có vẻ như nước vọt ra từ miệng vòi và lao thẳng xuống bể hành xử giống như một lỗ trắng – cái ngược lại của một lỗ đen.

Một lỗ đen là một sự tập trung khối lượng đậm đặc bao quanh bởi một trường hấp dẫn mạnh khủng khiếp. Không gì rơi vào trong một bán kính nhất định xung quanh nó, gọi là chân trời sự cố, thoát ra ngoài được. Một lỗ trắng là cái ngược lại: chân trời sự cố của nó cho phép mọi thứ thoát ra nhưng ngăn không cho cái gì đi vào trong. Tuy nhiên, cho đến nay, các lỗ trắng chỉ mới tồn tại trên lí thuyết, cho nên người ta không thể nghiên cứu chúng bằng phương pháp quan sát.

Khi nước lao xuống chạm trúng đáy bể, nó chảy ra phía ngoài theo mọi hướng. Ở một khoảng cách nhất định tính từ điểm nơi nước chạm trúng bể, phần chất lỏng loang ra nhanh chóng giảm tốc và ùn lại trước khi tiếp tục dòng chảy ra phía ngoài của nó, tạo ra một cái gờ dạng vòng.

Trước đây, các nhà vật lí nghi ngờ rằng bất kì gợn sóng nào có thể phát sinh bên ngoài cái gờ và truyền về phía nó sẽ không thể nào đi qua gờ. Đây là vì tại gờ sóng, nước chảy ra phía ngoài ở tốc độ cực đại mà các gợn sóng có thể truyền vào trong, cho nên các gợn sóng sẽ không tiếp tục phát triển về phía trước, giống như con chạy trên cối xay vậy. Điều này khiến cho gờ sóng hành xử giống như một chân trời sự cố lỗ trắng.

Nay hiện tượng này được xác nhận thực nghiệm bởi Germain Rousseaux ở trường Đại học Nice, Pháp, cùng các đồng nghiệp của ông.

Góc mở

Thay vì khảo sát nước tuôn xuống bể, đội khoa học khảo sát cái xảy ra khi một dòng dầu nhớt chạm trúng một cái bể rỗng. Khi họ đặt đầu kim trên đường đi của dầu khi nó lan ra từ điểm va chạm, nó tạo ra một nhiễu loạn hình chữ V (xem hình).

Gờ sóng dạng vòng hình thành khi một dòng chất lỏng chạm trúng một bề mặt phẳng hành xử giống như một chân trời sự cố lỗ trắng (Ảnh: Germain Rousseaux/U. Nice-Sophia Antipolis)

Góc của chữ V phụ thuộc vào tốc độ tương đối của chất lỏng và mọi gợn sóng trên bề mặt của nó. Khi đội nghiên cứu đo nó, họ nhận thấy hai tốc độ đó thật sự bằng nhau, ngăn không cho các gợn sóng lan vào trong và tạo ra cái tương tự với một chân trời sự cố lỗ trắng.

Họ cũng nhận thấy giữa điểm va chạm và gờ sóng, dầu chảy nhanh hơn tốc độ gợn sóng, làm cho mọi gợn sóng phát sinh tại đó nhanh chóng truyền ra bên ngoài – giống hệt như mọi thứ bên trong một lỗ trắng sẽ thoát ra ngoài hết.

‘Thử ở nhà’

“Thí nghiệm trên xây dựng trên một ý tưởng đơn giản mà mọi người ai cũng có thể hiểu và thử làm ở nhà”, theo lời Ulf Leonhardt ở trường đại học St. Andrews, Anh quốc.

Daniele Faccio thuộc trường đại học Heriot-Watt ở Edinburgh, Anh, người gần đây đã sử dụng laser để mô phỏng một chân trời sự cố, cho biết các vật tương tự lỗ đen và lỗ trắng có thể mang lại những kiến thức sâu sắc về cơ sở vật lí của những đối tượng kì lạ này. Chẳng hạn, năm 1974, Stephen Hawking đã chứng minh trên lí thuyết rằng các chân trời sự cố sẽ phát ra ánh sáng.

Các kính thiên văn của chúng ta không đủ nhạy để xác nhận điều này, nhưng các thí nghiệm tương đương như thí nghiệm của Rousseaux có thể giúp làm sáng tỏ cơ chế vật lí của sự phát xạ, cho đến nay cơ chế đó vẫn còn chưa rõ.

New Scientist